Lye Liang Fook: Việc Campuchia đa dạng hóa quan hệ với các nước phương Tây dưới thời Thủ tướng Hun Manet không đồng nghĩa nước này đang dần rời xa Trung Quốc
04/05/2024 14:57:47
Ngày 3/5, học giả Lye Liang Fook đăng bài trên FULCRUM, bình luận rằng mặc dù Campuchia có thể hiện những động thái cởi mở với phương Tây và nỗ lực đa dạng hóa quan hệ, song Trung Quốc vẫn có vai trò là đối tác quan trọng hàng đầu của nước này. Cụ thể: TQ có mối quan hệ gần gũi với các thành viên Đảng nhân dân Campuchia. Do đó, các thỏa thuận hợp tác có thể được trao đổi trực tiếp với giai cấp tinh hoa chính trị Campuchia. Trái lại, các nước phương Tây vẫn cần thông qua cơ chế từ dưới lên trên, gồm các thủ tục hành chính rườm rà nên mất nhiều thời gian và khó được thông duyệt hơn. Điều này càng củng cố vị trí của TQ như nhà đầu tư và đối tác hàng đầu của Campuchia. TQ vẫn duy trì “đối thoại chiến lược” với Hun Sen, Cụ thể: i) TQ mời Hun Sen tham gia DĐ Bác Ngao 2024; ii) Vương Nghị điện đàm với Hun Sen trong chuyến thăm Campuchia tháng 04/2024. Điều này thể hiện rằng từ phía TQ, cả Hun Sen, Hun Manet và Sihamoni đều đóng vai trò quan trọng để duy trì ảnh hưởng tại Campuchia. Ký ức lịch sử cũng ảnh hưởng đến tư duy hoạch định CSĐN hiện tại của Campuchia. Việc ASEAN không giải quyết hiệu quả tranh chấp Preah Vihear và quan hệ thăng trầm với Thái Lan và Việt Nam cũng khiến Campuchia dựa vào TQ nhiều hơn.

TQ công khai "thảo thuận" năm 2016 với Philippines về quyền tiếp cận các đảo ở Biển Đông
04/05/2024 11:43:13
Ngày 4/5, lần đầu tiên, Trung Quốc công bố cái mà họ gọi là một thỏa thuận bất thành văn năm 2016 với Philippines về quyền tiếp cận các đảo ở Biển Đông. Một tuyên bố từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói “thỏa thuận đặc biệt tạm thời” đã được đồng ý trong chuyến thăm Bắc Kinh của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte cho phép đánh bắt cá quy mô nhỏ quanh các đảo nhưng hạn chế quyền tiếp cận của quân đội, lực lượng tuần duyên và các máy bay, các tàu chính thức khác tới giới hạn lãnh hải 12 hải lý (22 km) lãnh hải. Theo tuyên bố của ĐSQ TQ tại Manila, PLP đã tôn trọng thỏa thuận trong suốt 7 năm. Tuy nhiên, sau đó, việc PLP từ bỏ tuân thủ thỏa thuận là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp giữa TQ và PLP trên Biển Đông.

Khmer Times: Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố dự án kênh đào Phù Nam Techo không chỉ vì lợi ích của gia tộc Hun mà còn nâng cao phúc lợi cho người dân Campuchia
04/05/2024 10:19:45
Ngày 28/4, trang Khmer Times đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố dự án kênh đào Phù Nam Techo không chỉ vì lợi ích của gia đình Hun mà còn nhằm mục đích nâng cao phúc lợi cho toàn thể người dân Campuchia. Gia tôc Hun chỉ là một trong những người đóng góp vào sự phát triển của dự án. Thủ tướng cũng khẳng định, Hiệp định Mê Kông năm 1995 không yêu cầu Campuchia phải xin phép các nước khác về việc xây kênh đào Phù Nam Techo; chỉ cần thông báo và cung cấp thông tin chi tiết cho Ủy ban sông Mê Kông. 

Mỹ-Nhật-Úc ra tuyên bố chung tại Hội nghị Bộ trưởng ba bên lần thứ 13: phản đối nỗ lực đơn phương của TQ nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, cưỡng ép ở BĐ; ký Thỏa thuận ba bên về Dự án Nghiên cứu, Phát triển, Thử nghiệm và Đánh giá (RDT&E)
04/05/2024 10:15:20
Ngày 02/05/2024, Mỹ, Nhật, Úc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ba bên lần thứ 13 (Trilateral Defense Ministerial Meeting) tại Haiwai, ba nước đưa ra tuyên bố chung: (i) quyết tâm tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; (ii) phản đối nỗ lực đơn phương của TQ nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, cưỡng ép ở BĐ; phản đối yêu sách và hành động của TQ ở BĐ nhấn mạnh luật quốc tế, UNCLOS; (iii) nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, kêu gọi giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển; (iv) cam kết về tính trung tâm và thống nhất của ASEAN; (v) lên án mạnh mẽ việc Triều Tiên liên tục phóng tên lửa, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và các vụ phóng khác sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo, vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; (vi) Ba Bộ trưởng ký Thỏa thuận ba bên về Dự án Nghiên cứu, Phát triển, Thử nghiệm và Đánh giá (RDT&E).

Ray Powell: chính sách minh bạch của Philippines mang lại thành công cả trong nước và quốc tế; PLP không coi các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là thách thức "vùng xám" mà là vi phạm pháp luật rõ ràng
03/05/2024 16:11:47
Ngày 2/5, chia sẻ trong Podcast "Why Should We Care if China is Harassing Philippine Ships?", Ray Powell đưa ra một số đánh giá về chính sách minh bạch của Philippines:  Lợi ích trong nước: Thời gian đầu khi Tổng thống Marcos nhậm chức, phần lớn người dân PLP cho rằng TQ đã hòa hoãn hơn và cho phép PLP viện trợ tàu BRP Sierra Madre. Theo Ray Powell, đây là kết quả của vấn đề nhiễu thông tin và tuyên truyền sai sự thật (một phần do chính sách ngả về TQ của Tổng thống Duterte). Sau chính quyền áp dụng chính sách minh bạch, người dân đã có nhận thức đúng đắn hơn về những gì xảy ra ở Biển Đông Lợi ích từ quốc tế: PLP đang chuẩn bị cho khả năng TQ dùng các biện pháp thương mại, kinh tế để gây áp lực cho PLP trong thời gian tới. Thông qua chính sách minh bạch, PLP kỳ vọng nhận được nhiều đầu tư và sự quan tâm từ Mỹ và các đồng minh để giảm thiểu rủi ro này

Jeoffrey Maitem: một số học giả cho rằng Mỹ cần bảo vệ lợi ích ở Biển Đông nên sẽ duy trì quan hệ khăng khít với Philippines, số khác cho rằng Mỹ có thể thay đổi cam kết bảo vệ Philippines, cắt giảm hỗ trợ quân sự
03/05/2024 15:09:01
Ngày 2/5, Jeoffrey Maitem đăng bài trên SCMP, đưa ra cuộc tranh luận về sự thay đổi CSĐN nếu Trump đắc cử; một số cho rằng Mỹ cũng cần bảo vệ lợi ích ở Biển Đông nên sẽ duy trì quan hệ khăng khít với PLP, số khác cho rằng Mỹ có thể thay đổi cam kết bảo vệ PLP, cắt giảm hỗ trợ quân sự. Cụ thể: Manuel Romualdez (Đại sứ Philippines tại Mỹ): sẽ không có sự thay đổi lớn nào trong quan hệ song phương Mỹ-PLP (không thấy rõ lý do giải thích trong bài). Edmund Tayao (San Beda Graduate School of Law): TQ đã hung hăng hơn so với trước, ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế-thương mại của Mỹ trên Biển Đông nên CQ Trump sẽ tiếp tục ủng hộ PLP. Ramon Beleno III (Ateneo de Davao University): Đối với Trump, lợi ích quốc gia là trên hết nên ông có thể giảm cam kết với PLP nếu điều này ảnh hưởng đến Mỹ, phe Cộng hòa bảo thủ hơn và muốn bảo vệ lợi ích Mỹ hơn là can thiệp tại nước ngoài. Jose Antonio Custodio (chuyên gia lịch sử, quân sự): Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ PLP mạnh mẽ và chỉ dừng các hoạt động bảo trợ PLP chỉ trong TH PLP yêu cầu, đồng thời có thể kêu gọi PLP tăng cường thực hiện trách nhiệm của mình theo Hiệp ước phòng thủ chung. Ray Powell: CQ Trump trước kia có thể chỉ trích NATO, nhưng không dùng các diễn ngôn và giọng điệu tương tự với PLP, cho rằng CQ Marcos nên xây dựng QH gần gũi với Trump từ sớm nếu ông tái đắc cử.

Tommy Walker: Tình hình chiến sự Myanmar đã khác trước; phe đối lập chống trả quyết liệt hơn dù liên minh còn lỏng lẻo; chính quyền quân sự có phần suy yếu song sức mạnh quân sự vẫn hơn phe nổi dậy
03/05/2024 11:54:47
Ngày 1/5, học giả Tommy Walker đăng bài trên The Diplomat, bình luận về tình hình chiến sự tại Myanmar, cho rằng hiện nay tình thế giữa phe nổi dậy và chính quyền quân sự có các điểm khác các cuộc xung đột trước như sau: Về phía phe nổi dậy: Phe nổi dậy chống trả quyết liệt hơn trước, sẵn sàng đáp trả quyết liệt kể cả khi chính quyền quân sự đưa ra các biện pháp mạnh và sử dụng vũ lực. Phe nổi dậy tạo thành liên minh gồm NUG với vai trò dẫn dắt, các nhóm sắc tộc, các chính trị gia và nhân sự từng bị chính quyền quân sự trục xuất. Phe nổi dậy có lợi thế hơn trong cuộc giao tranh hiện tại bởi các chiến lược chiếm đóng, điển hình là Chiến dịch 1027 đã chiếm được nhiều vùng và cơ sở vật chất quan trọng của chính quyền quân sự.  Tuy nhiên, điểm yếu của liên minh này là liên kết lỏng lẻo, không có tầm nhìn và mục tiêu chung, các nhóm nội liên minh có mâu thuẫn lợi ích nên sẽ khó có lãnh đạo dẫn dắt hoặc hợp tác lâu dài. Về phía chính quyền quân sự:  Mặc dù có nhiều bất lợi hơn trước nhưng chính quyền quân sự vẫn sở hữu năng lực quân sự mạnh hơn, đặc biệt là các vũ khí bắn tỉa. Chính quyền quân sự sẽ thực hiện các kế hoạch tuyển dụng và nghĩa vụ quân sự trong thời gian tới.

Microsoft công bố cam kết nâng cao kĩ năng AI cho 2,5 triệu người dân ASEAN, công bố sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD cho Malaysia; 1,7 tỉ cho Indonesia nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi AI và đám mây; đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu tại Thái Lan
03/05/2024 10:48:51
Ngày 30/4/2024, Microsoft công bố cam kết nâng cao kỹ năng AI cho 2,5 triệu người tại các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2025. Các sáng kiến ​​nâng cao kỹ năng sẽ được thực hiện với sự hợp tác của các chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức doanh nghiệp và cộng đồng trên khắp Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. 

BNG PLP triệu tập Đại sứ TQ phản đối việc TQ bắn vòi rồng vào tàu PLP khi đang tuần tra tại bãi Scarborough, áp lực của vòi rồng lần này mạnh hơn nhiều, đây là lần thứ 20 trong năm nay, lần thứ 153 dưới thời Marcos PLP lên tiếng phản đối TQ
03/05/2024 09:52:35
Ngày 2/5/2024, Bộ Ngoại giao Philippines triệu tập Đại sứ Trung Quốc cáo buộc Bắc Kinh “quấy rối” và “có hành động nguy hiểm”  khi dùng vòi rồng chống lại hai tàu Philippines khi đang tuần tra ở bãi cạn Scarborough. BNG Philippines cho biết đây là lần thứ 20 Philippines phản đối cách hành xử của lực lượng tuần duyên và tàu đánh cá Trung Quốc trong năm nay. Kể từ khi Tổng thống Marcos lên nắm quyền, BNG Philippines đã đưa ra tổng cộng 153 phản đối trong hai năm qua. BNG Philippines còn cho biết áp lực trong vụ bắn vòi rồng lần này mạnh hơn nhiều so với những lần trước khiến các tàu và thiết bị trên tàu của Philippines bị hư hỏng.

NPN BNG Việt Nam: Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
02/05/2024 17:53:33
Ngày 25/4/2024, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, NPN BNG Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: - Lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, đã được khẳng định rõ trong những năm qua. Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, mà còn vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng EEZ được xác định theo UNCLOS 1982; - Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở Biển Đông.